Đây là quyển sách thứ hai ngoài quyển Chúa trời có phải là nhà toán học? (Xem thêm Một vài ứng dụng thực tế của Toán học trong thực tiễn ) khiến tôi đọc đi đọc lại vài chương đầu nhiều lần. Lý do không phải vì chúng quá hay mà là bởi việc bỏ dở giữa chừng khi đang đọc các tác phẩm này. Tôi có thói quen mỗi lần bỏ lâu quá là phải đọc lại từ đầu tác phẩm. May mắn là lần này đủ kiên nhẫn để đọc hết.
Quyển sách trong nguyên bản tiếng Anh dày hơn 250 trang nhưng khi được dịch ra tiếng Việt thì dày đến hơn 500 trang. Tuy nó dày như thế nhưng sức cuốn hút là khó tránh khỏi.
Cái tài của tác giả là thổi một cốt truyện có chủ đích sắp xếp vào quá trình hình thành và phát triển thế giới mật mã. Từ lúc con người ta có nhu cầu gìn giữ bí mật trong liên lạc bằng những thứ rất thô sơ và đơn giản đến việc sử dụng nó hàng ngày bằng công nghệ hiện đại. Xuyên suốt tác phẩm là trận đánh không mệt mỏi giữa bên tạo mã và những nhà giải mã. Những thuật toán tài tình, những chiếc máy phức tạp lần lượt ra đời chỉ để phục vụ cho việc mã hóa và giải mã.
Đọc tác phẩm cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của những lý thuyết toán học thuần túy vốn tưởng chừng như vô dụng trong đời sống thực nay lại có ứng dụng tuyệt vời.
Cũng giống như quyển Định lý cuối cùng của Fermat, Simon Sign một lần nữa cho thấy tầm hiểu biết sâu rộng và phong cách kể chuyện tài tình của mình. Bạn sẽ được đọc một tác phẩm khoa học dưới góc nhìn của một người đọc tiểu thuyết với cốt truyện rõ ràng và lôi cuốn.
Ban đầu tôi đọc tới đâu ghi chú tới đó, tuy nhiên vì nhiều lý do nên các chương cuối của sách tôi chưa kịp viết tóm tắt. Sẽ bổ sung vào một ngày thuận tiện hơn.
Đọc thêm: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ