Trong hình là Richard Feynman, một nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái nổi tiếng.
Ông từng kể rằng, trong một lần đi dạo với cha mình, ông thấy một chiếc xe kéo có trái banh trong đó. Ông hỏi cha là tại sao mỗi lần ông kéo chiếc xe thì quả banh lại lăn ngược về phía sau. Cha ông trả lời ông rằng "Đó là do quán tính con trai ạ". Ông thắc mắc " Quán tính là gì vậy cha?" Cha ông ấp úng và không biết giải thích thế nào cho con trai hiểu "Quán tính là tên mà các nhà khoa học đặt cho hiện tượng quả banh lăn ra phía sau khi ta kéo chiếc xe về trước".
Một câu trả lời huề vốn, phải không các bạn? Qua đó tôi muốn nói một điều. Tôi đã từng bị một người bạn xem thường chỉ vì không biết tên một nguyên lý kinh tế "nghe rất lạ" nào đó. Tôi ví du cho cô ấy nghe về ý tưởng tôi nghĩ ra trong đầu nhưng giải thích nó không suông sẻ lắm. Để rồi cô ấy cười và nói rằng "Đó là nguyên lý abcxyz đấy anh ạ" và không nói gì thêm. Tôi im lặng.
Một lần khác với một người bạn khác, tôi hỏi bạn bằng một câu hỏi điên khùng và thiếu hiểu biết "Ta đang ngồi trên một chiếc tàu đang chạy và ném một quả banh lên cao thì quả banh nó sẽ rơi xuống tay ta hay là đập vào người ta?". Bạn tôi lại cười và giải thích gì đó có "hệ quy chiếu" trong đấy rồi ngưng. Tôi im lặng.
Con người ta thời đại này tỏ ra "quá thông thái" đến mức họ như con vẹt biết quá nhiều thứ nhưng quên đi bản chất của chúng. Einstein đã từng nói "If you can't explain it simply, you don't understand it well enough". Hãy cứ "stay foolish" nếu bạn biết rằng mình vẫn đang "stay hungry".
Tỏ vẻ thông thái không làm bạn trở thành nhà hiền triết!